Ngày đăng: 12/08/2021
Tên dự án: Moonlight Center Point
Vị trí dự án: 09 Đường Tên Lửa, phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Chủ đầu tư: Tập đoàn Hưng Thịnh.
Đơn vị phát triển dự án: Hưng Thịnh Land
Đơn vị phân phối: Property X
Tổng thầu xây dựng: Hưng Thịnh InCons.
Diện tích: Toàn khu rộng 2ha.
Quy mô dự án: 04 block cao 24 tầng, 1191 căn hộ.
Tiện ích: Hồ bơi, công viên, Mall, Spa,…
Bàn giao: Hoàn thiện cơ bản.
Giao nhà: Dự kiến Quí III/2024.
+ Tiến độ THANH TOÁN SIÊU nhẹ chỉ 1%/tháng
+ Thanh toán ký Hợp Đồng chỉ 15%
+ Bank hỗ trợ lên đến 80% - thời hạn vay đến 20 năm
+ Đa dạng tiện ích đẳng cấp, hồ bơi tràn bờ tầng 5
+ Giá chỉ 55tr/m2 thanh toán chậm trong vòng 3 năm
+ Chỉ từ 280 triệu sở hữu căn 1P
+ Chỉ từ 540 triệu sở hữu căn 2PN
+ Chỉ từ 680 triệu sở hứu căn 3PN
☘ Booking 100triệu/căn
Trong khi thừa thãi căn hộ hạng sang, chủ yếu các nhà đầu tư thứ cấp mua đi bán lại kiếm lời, thì phân khúc căn hộ bình dân, nhà ở xã hội có nhu cầu mua để ở thực lại đang vô cùng khan hiếm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bức tranh này tiếp tục lặp lại, thậm chí ngày càng "lệch pha" nhiều hơn trong 6 tháng đầu năm 2021.
Theo ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng năm 2021, thành phố đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 14 dự án với gần 12.000 căn; trong đó phân khúc cao cấp chiếm hơn 7.000 căn (58,92%), còn lại là phân khúc trung cấp. Tổng giá trị cần huy động vốn gần 900.000 tỷ đồng.
Như vậy so với cùng kỳ năm 2020, mặc dù giữ nguyên số dự án đủ điều kiện huy động vốn (14 dự án) nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận tăng 161,5% về số lượng nhà ở; trong đó phân khúc cao cấp tăng 122,57%, trung cấp tăng 294,85% nhưng lại không có dự án căn hộ bình dân.
Đánh giá về sự lệch pha cung cầu này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong các năm gần đây thị trường bất động sản thành phố đã có biểu hiện thừa cung trong phân khúc thị trường căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nhưng lại rất thiếu sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
Đáng lưu ý, năm 2020, căn hộ bình dân đã tụt dốc mạnh chỉ chiếm 1% tổng số sản phẩm nhà ở (16.895 căn được xác định đủ điều kiện huy động vốn).
Riêng quý 1/2021, tỷ lệ nhà ở cao cấp, hạng sang, siêu sang chiếm đến 59% (trong đó tỷ lệ nhà ở hạng sang, siêu sang chiếm khoảng 39%; tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm khoảng 20%), tỷ lệ nhà ở trung cấp chiếm khoảng 41% và không còn căn hộ giá bình dân trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo đại diện HoREA, tại Thành phố Hồ Chí Minh giá nhà từ 35 triệu đồng/m2 trở lên được xếp vào loại nhà cao cấp, chứ không phải từ 40 triệu đồng/m2 trở lên như cách thống kê của Sở Xây dựng thành phố.
Liên quan đến vấn đề giá nhà ở, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý 1/2021 căn hộ bình dân (có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2) tại các đô thị lớn rất ít, hầu như chỉ có ở các khu vực xa trung tâm.
Các dự án có sản phẩm này trước đây có mức giá khoảng trên dưới 20 triệu/m2 nhưng nay đã tăng lên khoảng trên dưới 25 triệu/m2.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá căn hộ cao cấp ở những dự án sở hữu vị trí "vàng" có mức giá trên 100 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án đạt mức giá xấp xỉ 300 triệu đồng/m2.
Giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng liên tục. Riêng giá nhà đất ở khu vực thành phố Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập thành phố đến nay.
Cụ thể trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 thậm chí gần 200 triệu/m2 còn tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên tới 70-90 triệu đồng/m2, thậm chí 100 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức do thiếu quỹ đất, nguồn vốn hỗ trợ… dẫn đến nguồn cung nhà ở xã hội thiếu nhiều so với nhu cầu của người dân.
Để tháo gỡ các tồn tại, định hướng phát triển thị trường nhà ở bền vững, vừa qua Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Xây dựng chương trình nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030.”
Đề án này cũng nhìn nhận, quá trình phát triển nhà ở tại thành phố chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
Hiện nay các dự án nhà ở xã hội đang triển khai chỉ có khả năng cung ứng khoảng 2,4 triệu m2 sản với khoảng 27.574 căn nhà ở xã hội.
Định hướng giai đoạn 2021-2030 dự kiến thành phố sẽ phát triển khoảng 4 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; trong đó giai đoạn 2021-2025 phát triển khoảng 1,8 triệu m2 sàn.
Để đạt được mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dung vốn ngoài ngấn sách.
Rà soát bố trí quỹ đất 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại trên 10ha để triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội.
Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý để đầu tư dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước cũng như tạo quỹ đất sạch dọc các trục giao thông công cộng, đặc biệt các tuyến metro, tuyến vành đai để làm dự án nhà ở xã hội…/.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)
Thị trường bất động sản TP HCM đang thiếu hụt trầm trọng căn hộ giá bình dân. Đây là phân khúc chủ đạo góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho đại đa số người dân
Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP HCM và vùng phụ cận quý II/2021 của Công ty CP DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) thực hiện và vừa công bố cho thấy nguồn cung mới nhà phố, biệt thự ghi nhận mức tăng đột biến, khoảng 78% so với quý trước nhưng chỉ tập trung trong giai đoạn đầu quý II và chủ yếu ở các tỉnh lân cận chứ không phải ở TP HCM.
Trong khi tại TP HCM, trong quý II/2021, thị trường có 9 dự án mở bán; trong đó có 2 dự án mới và 7 giai đoạn tiếp theo của các dự án đã mở bán trước đó với khoảng 3.072 căn hộ, tăng 21% so với quý I/2021 và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Một dự án chung cư dở dang ở TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH
Phân khúc căn hộ cao cấp, trung cấp vẫn chiếm chủ yếu trong khi tiếp tục thiếu vắng căn hộ bình dân, vừa túi tiền. Theo đó, tỉ lệ hấp thụ đạt khoảng 79% trên nguồn cung mới, tăng 24% so với quý I/2021. Giá sơ cấp các chủ đầu tư đưa ra tăng phổ biến từ 3%- 5% so với đợt mở bán ở quý I/2021, chủ yếu ở những dự án chuẩn bị bàn giao, hình thành khu đô thị hiện hữu với hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ.
Báo cáo thị trường BĐS của Hội Môi giới BĐS Việt Nam quý II/2021 cũng cho thấy 6 tháng đầu năm, TP HCM có 3.844 căn hộ chung cư được chào bán. Giao dịch đạt 853 căn hộ, tương ứng tỉ lệ hấp thụ trung bình 23,9%. So với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020, lượng căn hộ chào bán trên toàn thị trường chỉ bằng 55% và giao dịch chỉ 66,1%. Căn hộ trung cấp là dòng sản phẩm có tỉ lệ hấp thụ tốt nhất với 72,7% và căn hộ cao cấp có tỉ lệ hấp thụ thấp nhất, chỉ đạt 10%.
Đặc biệt, giá bán căn hộ tại TP HCM biến động rất mạnh, khoảng giãn cách lớn nên rất khó xác định mức giá bình quân. Nhà ở giá bình dân cũng đã mất hẳn trên thị trường thành phố. Trong đó, giá bán biến động mạnh nhất ở khu vực TP Thủ Đức, quận 7 và một số quận trung tâm. Nếu so với 2019 thì giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc TP Thủ Đức đã bị đẩy lên khoảng 2 lần (thời điểm 2019 cao nhất khoảng 35 triệu đồng/m², hiện nay thấp nhất 40 triệu đồng/m² và đạt trung bình khoảng 60 triệu đồng/m².
Giá bình quân của số căn hộ cao cấp được chào bán trong quý II/2021 là con số kỷ lục từ trước đến nay ở TP HCM và cả Việt Nam (khoảng 228 triệu đồng/m²). Điển hình là 1.095 căn hộ tại dự án Grand Maria Sài Gòn, quận 1 có giá từ 366 - 500 triệu đồng/m²; dự án Dragon Sky View TP Thủ Đức có giá 450 triệu đồng/m²; Thủ Thiêm Zeit River có giá 160 triệu đồng /m²…
Theo Công ty Tư vấn BĐS Toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), TP HCM đang gặp vấn đề nan giải về nguồn cung nhà ở phân khúc bình dân. Trong khi căn hộ hạng A (trên 40 triệu đồng/m2) chiếm gần 60% thị trường, với 7.040 căn; phân khúc trung cấp (hạng B) giá từ 20 - 40 triệu đồng/m2 chiếm hơn 41%, với 4.908 căn, còn căn hộ hạng C gần như biến mất từ đầu năm đến nay.
Một chuyên gia BĐS thừa nhận câu chuyện thiếu nhà giá thấp ở TP HCM đã được nói đến rất nhiều, mà nguyên nhân chính là doanh nghiệp không có quỹ đất triển khai các dự án nhà giá thấp. Nhiều dự án đang triển khai bị ách tắc kéo dài, đội chi phí lên cao.
Là một doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều dự án BĐS nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình đến cao, đại diện Công ty Him Lam thừa nhận rất khó để triển khai nhà giá thấp, dưới 30 triệu đồng/m2. Chỉ những đơn vị nào đã có sẵn quỹ đất ở khu vực ven TP mới có thể triển khai được. Còn lại thì sẽ khó vì các quỹ đất gần trung tâm đa phần đang bị vướng thủ tục, nếu hoàn thiện pháp lý thì chi phí cũng tương đương nhà ở thương mại.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho rằng để có nhà giá thấp phải có quyết tâm và sự hỗ trợ từ nhà nước. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không làm vì lợi nhuận không cao mà thủ tục triển khai lại rất vất vả.
Theo ông Quang, nếu muốn có nhà giá thấp, TP phải dùng tiền từ các quỹ đầu tư phát triển, chỉ đạo các công ty nhà nước triển khai và kiểm soát lợi nhuận chỉ từ 10%-15% thì sẽ có một quỹ khá lớn về nhà giá dưới 30 triệu đồng. Còn nếu để doanh nghiệp triển khai thì phải tạo cơ chế ưu đãi riêng như tiền sử dụng đất, hỗ trợ quy hoạch dân số, đặc biệt phải tạo điều kiện triển khai nhanh để giảm chi phí, quay vòng vốn nhanh nếu không doanh nghiệp tư nhân sẽ không mặn mà.
"Hiện tại quỹ đất thuộc các quận, huyện vùng ven của TP có bán kính trong vòng 15 km, giao thông thuận tiện còn khá nhiều. Nếu TP cho triển khai thì sẽ bán rất tốt với giá chỉ 25-27 triệu đồng/m2. Khi đó, nhiều người có thu nhập trung bình sẽ có cơ hội sở hữu nhà" - ông Quang khẳng định.
Sơn Nhung